1. Đại cương: 1.1. Định nghĩa và phân loại: 1.1.1. Định nghĩa: Hen
phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, có sự tham gia của
nhiều loại tế bào viêm và các thành phần của tế bào, chủ yếu là tế bào
Mast, bạch cầu ái toan ( E ), lymphoT, đại thực bào, bạch cầu đa nhân
trung tính ( N ) và các tế bào biểu mô phế quản. ở
những cơ địa nhạy cảm. Quá trình viêm này gây khó thở rít, ho, tức ngực
từng đợt tái diễn, thường bị về đêm và sáng sớm. Những đợt này thường bị
tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc do điều trị. Quá trình viêm
này hay đi kèm theo tăng tính phản ứng phế quản với nhiều tác nhân kích
thích gây co thắt cơ trơn phế quản. 1.1.2. Phân loại: -
Hen ngoại sinh ( hen dị ứng ) khởi phát từ khi còn trẻ ( hen sớm ),
thường kèm với eczema hoặc viêm mũi dị ứng, có tiền sử gia đình bị hen
hoặc tạng Atopic, test da dương tính với dị nguyên. -
Hen nội sinh ( hen nhiễm trùng ) là những trường hợp hen không do dị
ứng thường hen muộn trên 30 tuổi, không có tiền sử gia đình bị hen,
triệu chứng dai dẳng, test da âm tính, không rõ yếu tố làm bùng nổ cơn
hen ( trừ nhiễm trùng và Aspyrin ), IgE máu bình thường. 1. 2. Cơ chế bệnh sinh: 1. 2.1. Tăng tính phản ứng của phế quản: Ở
các bệnh nhân hen đều có tăng phản ứng phế quản gây co hẹp phế quản khi
đáp ứng với các tác nhân kích thích, mà viêm đường thở là nguyên nhân
chủ yếu của tăng tính phản ứng phế quản. Các tác nhân kích thích phế
quản có thể tác động trực tiếp nên cơ trơn phế quản, hoặc gián tiếp do
giải phóng các trung gian hoá học. Các chất trung gian
hoá học như: Histamin, Bradykin
...
Read more »
| |