Holter được đặt từ tên của bác sĩ Norman J.
Holter, người đã phát minh ra việc theo dõi hoạt động của tim từ xa vào
năm 1949, áp dụng trong lâm sàng vào đầu thập niên 1960. Kỹ thuật này
ghi nhận điện tâm đồ của bệnh nhân trong suốt khoảng thời gian 24-48 giờ
thông qua một số điện cực dán trên ngực gắn với máy ghi có kích cỡ như 1
radio Walkman. Máy có khả năng lưu trữ sóng điện tim, sau khi nạp vào
máy vi tính sẽ dễ dàng in ra kết quả. Sau 24- 48 giờ, toàn bộ điện tâm
đồ của bệnh nhân được bác sĩ phân tích và đánh giá. Người bệnh có thể bỏ
máy vào túi áo hoặc đeo bên hông trong khi đi lại hoặc làm công việc
thường ngày của mình. Số điện cực và vị trí dán điện cực tùy theo kiểu
máy, thường khoảng 05 điện cực. Lợi ích của Holter ECG Nhờ vào thời gian
đo kéo dài, Holter ECG có thể phát hiện được loạn nhịp tiềm tàng nguy
hiểm hoặc những thời điểm xuất hiện bệnh tim thiếu máu cục bộ trong
ngày, rất có ý nghĩa ở những bệnh nhân bị co thắt động mạch vành (Hội
chứng Prinzmetal) hoặc bệnh tim thiếu máu cục bộ thầm lặng (không có cơn
đau ngực), mà ECG lúc nghỉ không thể phát hiện được. Do đó những bệnh
nhân có triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực hoặc chóng mặt,
xỉu, ngất mà bác sĩ nghi ngờ là biểu hiện lâm sàng của rối loạn nhịp tim
nguy hiểm hay thiếu máu cơ tim, thì bác sĩ có thể chỉ định ghi điện tâm
đồ 24 giờ theo phương pháp Holter. Chỉ định Holter ECG trong rối loạn
nhịp tim 1. Holter ECG được chỉ định khi cần phải làm rõ ràng chẩn đoán
thông qua việc phát hiện rối loạn nhịp, thay đổi đoạn QT, thay đổi sóng
T, hoặc ST, hoặc khi cần đánh giá nguy cơ, hoặc đánh giá điều trị (mức
độ bằng chứng A). 2. Khi triệu chứng không thường xuyên và không biết có
phải do các rối loạn nhịp thoáng qua gây ra hay không, thì cần chỉ định
theo dõi các biến cố (mức độ bằng chứng B). 3. Đối với những trường hợp
không thể biết được mối liên hệ giữa triệu chứng và rối loạn nhịp bằng
những kỹ thuật chẩn đoán thông thường, đặc biệt ở những bệnh nhân có
triệu chứng thoáng qua và nghi ngờ do rối loạn nhịp, thì Holter ECG có
thể phát hiện các đoạn ngưng xoang kéo dài quá 3 giây, các loạn nhịp
xoang tần số quá chậm (khi ngủ), các blốc nhĩ thất cao độ và các cơn
xơắn đỉnh có liên quan đến nhịp chậm. Các ghi nhận đó có thể giải thích
cho biểu hiện lâm sàng là chóng mặt, xỉu, ngất ở bệnh nhân. Quy trình đo
Holter ECG • Bác sĩ ghi phiếu chỉ định Holter ECG, hướng dẫn bệnh nhân
đến phòng Holter để nhận phiếu hẹn ngày giờ gắn máy. Dặn dò bệnh nhân
tiếp tục uống thuốc theo toa thuốc hoặc ngưng thuốc tùy theo từng trường
hợp. • Điều dưỡng phòng Holter cấp phiếu hẹn gắn Holter ECG, hướng dẫn
bệnh nhân đúng ngày giờ ghi trên phiếu hẹn đến quầy tiếp tân thu phí làm
thủ tục, mang theo chứng minh nhân dân (CMND), phiếu chỉ định của bác
sĩ, toa thuốc và phiếu hẹn. Bệnh nhân tắm rửa sạch ở nhà, mặc áo rộng,
ngắn tay, tốt nhất là áo có xẻ nút trước ngực. • Sau khi hoàn tất thủ
tục đăng ký tại quầy tiếp tân thu phí, bệnh nhân đến phòng Holter, gửi
lại CMND và ký tên vào sổ lưu. • Bác sĩ phụ trách gắn máy hướng dẫn bệnh
nhân những điều cần tuân thủ khi mang máy và tháo máy, gồm: - Bệnh nhân
mang máy liên tục 24 giờ, không tự ý tháo máy. - Bệnh nhân sinh hoạt
bình thường nhưng tránh các hoạt động gắng sức và giữ các trong thời
gian đo. - Giữ máy sạch sẽ, không làm ướt máy, không làm va đập máy. -
Trong thời gian mang máy nếu có triệu chứng bất thường bệnh nhân ghi lại
đầy đủ các triệu chứng này và thời gian chính xác lúc xảy ra triệu
chứng, để báo cho bác sĩ phụ trách tháo máy. - Phương pháp này hoàn toàn
vô hại và không gây đau. Đôi khi bệnh nhân bị dị ứng tại nơi dán các
miếng điện cực trên ngực, nhưng dị ứng thường nhẹ. - 24 giờ sau khi gắn
máy, bệnh nhân trở lại phòng Holter để bác sĩ tháo máy, nhận lại CMND và
chờ nhận kết quả. Thời gian trả kết quả tùy thuộc vào mức độ phức tạp
của các rối loạn trên Holter ECG, yêu cầu của bác sĩ điều trị và tình
hình bệnh nhân. Tài liệu tham khảo - Khuyến cáo của Hội Tim Mạch Học
Việt Nam giai đoạn 2006-2010 về chẩn đoán, điều trị loạn nhịp tim. -
Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về xử trí bệnh tim thiếu
máu cục bộ (đau thắt ngực ổn định)
|