1.Mục đích Đặt ống nội khí quản có đèn soi là thủ thuật luồn qua
miệng một ống nội khí quản, vượt qua thanh quản vào khí quản một cách an
toàn 2. Chỉ định
- Hút đờm hoặc dị vật đột nhập vào khí phế quản
- Bóp bóng ambu và thông khí nhân tạo
- Rửa dạ dày ở người bệnh hôn mê
- Sau khi rút nội khí quản vài phút đến vài giờ, người bệnh đột nhiên bị co thắt thanh môn, tím thở rít khó thở vào 3. Chống chỉ định
- Sai khớp hàm
- U vòm họmh
- Vỡ xương hàm
- Phẫu thuật vùng hàm họng 4. Chuẩn bị:
4.1. Bệnh nhân:
- Giải thích cho bệnh nhân và gia đình
- Đánh giá giải phẫu đường hô hấp
- Bệnh nhân nằm ngửa kê gối dưới chẩm (không có chấn thương cột sống cổ)
- Máy theo dõi, hút đờm, dịch dạ dày
- Thở oxy 100% trước 2 – 5 phút, bóng mask khi SpO2 < 90%
- An thần Midazolam 0,1 – 0,4mg/kg
- Gây tê trên và dưới hai dây thanh
4.2. Thầy thuốc :
Rửa tay, mặc áo, đội mũ đeo khẩu trang vô khuẩn.
4.3. Dụng cụ :
- Đèn soi TQ : lưỡi thẳng và cong - Ống NKQ bằng ngón nhẫn của bệnh nhân.
5. Các bước tiến hành
5.1. Bộc lộ thanh môn :
- Tay trái:
+ Cầm đèn soi thanh quản, luồn lưỡi đèn vào miệng
+ Nâng đèn bộc lộ thanh môn và nắp thanh môn
+ Đưa đầu lưỡi đèn sát gốc thanh môn đối với đè lưỡi cong
+ Hoặc đè lên nắp thanh môn đối với đèn lưỡi thẳng
+ Nâng đèn bộc lộ với thanh môn không lấy cung tăng hàm trên để làm điểm tựa
5.2. Luồn ống NKQ:
- Tay trái vẫn giữ đèn ở tư thế bộc lộ thanh môn
- Tay phải: Cầm đầu ngoài ống NKQ
+ Luồn ống vào để đầu trong của ống sát vào thanh môn
+ Đợi khi bệnh nhân hít vào: Đẩy ống vào khí quản, qua khe giữa 2 dây thanh âm
+ Nếu khó khăn: Làm thủ thuật Sellick, Panhmagis
+ Qua thanh môn đẩy ống vào sâu thêm 3 – 5cm
5.3. Kiểm tra ống:
- Đầu NKQ nằm ở 1/3 giữa của khí quản, trung bình nữ 20 – 21cm, nam 22 – 23cm
- Có nhiều cách để xác định vị trí NKQ:
+ Nghe phổi, vùng thượng vị
+ Xem hơi thở có phụt ngược ra không
+ Sờ vị trí bóng chèn
+ Đo ET CO2 khí thở ra
+ XQ ngực
5.4. Cố định ống:
- Bơm bóng NKQ
- Cố định băng dính hoặc bằng dây băng
Thời gian đặt NKQ không quá 30 giây.
Chú ý: Luôn có kế hoạch chuẩn bị trước những tình huống đặt NKQ không thành công (bóp bóng mask, mở khí quản …)
6. Chăm sóc NKQ:
- Vị trí ống NKQ: Phù hợp, sâu, tuột ra ngoài
+ Đánh dấu, số cm, băng dính
+ Nghe hổi, vùng cổ
+ Chụp XQ lồng ngực
+ Sờ vị trí của bóng chèn
- Áp lực bóng chèn (cuft)
+ Khoảng 20 – 30mmHg
+ Nghe vùng cổ không có tiếng khí phụt ngược
- Tắc ống:
+ Bệnh nhân có cắn ống
+ ống có bị gập (tư thế đầu bệnh nhân)
+ Hút đờm đưa xông vào có dễ, đờm có đặc quánh, có hút được không
+ Hút đờm dịch kỹ và theo dõi nhu cầu
- Đề phòng tai nạn tuột ống
+ Giải thích thân nhân bệnh nhân nếu bệnh nhất tỉnh
+ Cố định NKQ đúng qui cách Một vài video tham khảo, nhấn vào play để xem