I - ĐẠI CƯƠNG :
1/ Một số khái niệm:
+ HA là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch, áp lực này được chi phối bởi các yếu tố sau:
- Sức bóp cơ tim .
- Tính đàn hồi thành mạch,
- Độ keo của máu,
- Yếu tố TK- TD tác động lên thành động mạch.
+
Ở người trưởng thành (>18 tuổi) khi đo HA theo phương pháp Korottkof
nếu HA tâm thu >= 140 mmHg và/hoặc HA tâm trương >=90 mmHg thì
gọi là tăng HA.
..............................HA tâm thu + 2 x HA tâm trương
+ HA trung bình = -----------------------------------------------
.................................................. ....3
HA trung bình >= 110mmHg -> THA
+ Nếu chỉ tăng HATĐ thì gọi là THA tâm thu đơn độc.
+ Nếu chỉ tăng HATT thì gọi là THA tâm trương đơn độc.
+ Nếu tăng cả HATĐ & HATT => THA toàn thể.
+ Ở trẻ em < 16 tuổi có HA : 135/85 mmHg gọi là THA
+ Ở phụ nữ có thai có HA: 140/ 90mmHg phải điều trị ngay.
+ HA hiệu số là hiệu số giữa HA tâm thu và HA tâm trương.
+ Khi HA tăng >= 220/ 120mmHg gọi là cơn THA kịch phát.
+ THA kháng trị: khi HA >= 140/90 mmHg sau khi đã được điều trị phối hợp ³ 3 thuốc chống THA ở liều trung bình trong 1 tuần.
3/ Phân độ THA theo WHO -1999( >=18 tuổi)
Độ.....................HATĐ(mmHg)...................HATT(mmHg)
I............................140-159....................................90-99
II...........................160-179....................................100-109
III..........................>= 180......................................>=110
2/ Phân độ THA: Theo JNC 2002:
Mức độ...................HATĐ(mmHg).................HATT(mmHg)
Bình thường.................< 120..................................< 80
Tiền THA....................120-139...............................80-89
Độ I............................140-159...............................90-99
Độ II...........................>=160...................................>= 100
3/ Cơ chế bệnh sinh :
HAĐM= Cung lượng tim x Sức cản ĐM ngoại vi.
(Cung lượng tim= Phân số nhát bóp x Tần số tim/p)
+ Cung lượng tim tăng , sức cản ngoại vi tăng -> HA tăng
+Tăng
hoạt động TK giao cảm gây tăng Adrenalin và Noradrenalin trong máu
-> kích thích TCT ỏ, õ của cơ trơn thành ĐM-> co mạch ->THA
+Vai trò của RAA( Renin-Angiotensin-Aldosterol)
-Algiotensin II được nhận cảm bởi TCT AT1, AT2 của cơ trơn thành ĐM gây co mạch-> THA .
-Agiotensin II -> kt vỏ thượng thận -> tăng tiết Aldosterol-> tăng tái hấp thu muối và nước -> tăng KLTH-> THA.
-Agiotensin II -> tăng hoạt tính TK giao cảm-> tăng nhịp tim, co mạch -> THA
4/ Nguyên nhân THA:
4.1/ THA nguyên phát(THA vô căn hay bệnh THA) = 95%
4.2/ THA thứ phát ( THA có căn nguyên) = 5%
* Bệnh thận:
- Viêm cầu thận cấp, mạn.
- Viêm ống kẻ thận.
- Thận đa nang.
- Hẹp mạch thận, nhồi máu thận .
- Xơ hóa tiểu ĐM thận .
- Thông động tỉnh mạch thận .
- U sản sinh renin .
* Bệnh nội tiết:
+ Bệnh tuyến thượng thận: U, cường sản, thuốc,
- H/C Conn: cường Aldosterol tiên phát, thứ phát do xơ gan, suy tim
- H/C Cushing: tăng Glucocoticoid
- Pheocromocytome : tăng Catecholamin
* Bệnh lý mạch máu:
- Hẹp eo ĐMC bẩm sinh .
- Bệnh: Takayshu (hẹp đa động mạch).
- Tăng thể tích dịch trong lòng mạch.
- Viêm nút quanh ĐM.
- Tăng Kali máu.
- Vữa xơ ĐM.
+ Thai nghén:
-Nhiễm độc thai ngén; THA, Protein nịêu, phù.
-Dùng thuốc tránh thai.
+ Bệnh thần kinh:
- RL tâm thần .
- H/C tăng áp lực nội sọ.
- RL tâm thần có tính gia đình.
- Đa U tủy xương( myeloma).
- Viêm đa dây thần kinh.
- H/C gian não.
- H/C tủy sống.
+ Thuốc:
- Thuốc tránh thai.
- Cam thảo ( có trong đơn số 12).
- Corticoid.
- Amin giao cảm: Ephedrin, Heptamin, Dobutamin, Dopamin, Catecholamin, Aramin.
5/ Các yếu tố nguy cơ của THA:
- Bẩm sinh , di truyền và gen H2: người da đen có tỷ lệ THA cao hơn , nặng hơn , khó điều trị hơn các dân tộc khác.
- Yếu tố gia đình : Bố Mẹ THA-> con dễ bị THA.
- Căn nguyên tâm lý, cảm xúc, căng thẳng
- ăn mặn : 6-10g muối /24h
- Người béo (BMI>31)
- Nữ tới tuổi mãn kinh.
- Nam > 55 tuổi.
- Tăng lipid máu.
- ĐTĐ.
- Vữa xơ ĐM.
- Ít hoạt động thể lực.
II - TRIỆU CHỨNG:
1/ Các giai đoạn THA:
1.1/ Giai đoạn 1:
Có THA nhưng chưa có tổn thương thực thể ở các cơ quan.
1.2/ Giai đoạn 2:
Có
ít nhất một tổn thương ở một cơ quan đích: tim, mắt, mạch máu…( như dày
thất trái, hẹp khu trú hay toàn thể ĐM đáy mắt, có Protein niệu, tăng
Creatinin máu, thấy mảng vữa xơ ĐM khi SA, thiểu năng tuần hoàn não.)
1.3/ Giai đoạn 3:
THA có các T/C nặng ở các cơ quan :
- Não: Đột quỵ CMN, NMN; lụt não thất.
- Tim; Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim.
- Mắt: XH vỏng mạc, phù gai thị.
- Thận: Suy thận, xơ hóa ĐM thận.
- MM ngoại vi: Phồng bóc tách thành ĐM, tắc mạch chi.
2/ T/C biểu hiện ở từng cơ quan :
2.1/ Thần kinh:
+
Cơ năng: Đau đầu 2 bên thái dương, vùnh đỉnh chẩm, cảm giác nặng đầu
như đội mủ chật. Có thể xuất hiện cơn đau đầu dữ dội , hoa mắt , chóng
mặt, buồn nôn ,nôn, co giật, RL ngôn ngữ , liệt nữa mặt, Liệt nữa người(
ĐQN) .
+ Tực thể:
-
ĐQN: CMN( đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, RL ý thức, RL ngôn ngữ, RL cơ
vòng, H/C màng não, Liệt nữa người) hoặc NMN do ổ máu tụ
- Lụt não thất: máu tràn vào não thất -> tử vong.
2.2/ Tim mạch;
- Suy tim cấp: do tăng HA kịch phát-> khó thở dữ dội.
- Suy tim mạn; khó thở tăng dần theo mức độ suy tim.
2.3/ Thận:
- Xơ hóa ĐM thận.
- Suy thận.
2.4/ Mắt:
Hoa mắt, giảm thị lực, tổn thương đáy mắt.
- Độ1: Co thắt , hẹp lòng ĐM.
- Độ 2: ĐM co cứng đè lên TM chổ bắt chéo gọi là Salus-gum.
- Độ 3: Có xuất huyết, xuất tiết.
- Độ 4: Xuất huyết , xuất tiết kèm theo phù gai thị.
III. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA THA KHÔNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ:
Các
biến chứng của THA có liên quan tới THA bền bỉ và tình trạng VXĐM kèm
theo. Tỷ lệ tử vong và biến chứng cao do THA liên quan tới cả THA tâm
thu và THA tâm trương. Các biến chứng gồm:
1.Bệnh tim mạch do THA: Biến chứng tim là chủ yếu:
-
Dấu hiệu phì đại tâm thất trái: Một khi đã hình thành là một dấu hiệu
của nguy cơ cao cho các biến chứng và tử vong. PĐTT thường có thể gây ra
các biến chứng của THA như suy tim, các rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ
tim và chết đột ngột.
- Rối loạn chức năng tâm trương thất trái: do cơ tim dày trở nên cứng, hạn chế khả năng dãn và đổ đầy thất trái thì tâm trương .
2.Bệnh mạch máu não do THA: THA là nguyên nhân chủ yếu của tai biến mạch máu não, cả chảy máu trong não cũng như nhồi máu não.
3.Bệnh thận do THA: THA lâu ngày dẫn đến xơ hoá thận, một nguyên nhân thường gặp của suy thận.
4.Phình tách ĐMC: THA là một nguyên nhân chủ yếu và là yếu tố làm nặng thêm ở nhiều bệnh nhân bị phình tách ĐMC.