I. ĐẠI CƯƠNG: 1. Khái niệm:
Bệnh tê phù còn có tên bệnh Beriberi. Chỉ một bệnh cảnh lâm sàng: mệt
mỏi các cơ bắp, các chi có cảm giác tê tê, bì bì phản xạ gân xương giảm
hoặc mất kèm theo phù nề mặt trước xương chầy. Cũng có khi biểu hiện suy
tim, đau bụng cấp, hôn mê. Bệnh có thể xảy ra lẻ tẻ một vài người nhưng
cũng có thể thành vụ dịch lớn. Bệnh có thể qua khỏi nhanh khi được dùng
Vitamin B1 ngay với liều cao, nhưng cũng có thể tử vong mà không cứu chữa kịp. Bệnh khá phổ biến trong quân đội. 2. Điều kiện sinh bệnh: - Gặp ở những nước có tập quán ăn gạo (gạo giã kỹ quá, gạo máy, gạo mốc, gạo hẩm, gạo vo kỹ quá). + Châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... + Châu Phi: Togô, Cameroun... +Châu Mỹ: Brasil, Cu Ba... - Chế độ ăn thiếu rau tươi hoặc dùng nhiều loại rau chứa ít Vit.B1. - Khí hậu quá nóng, quá lạnh thay đổi đột ngột. ỞViệt Nam bệnh tê phù thường xảy ra vào mùa hè (Đ.V.Chung 1977) vì: + Nóng cơ thể dùng nhiều Vit.B1 hơn ... Read more »
1. Triệu chứng: - Cơn xảy ra đột ngột, bệnh nhân cảm thấy tim đập nhanh, bồn chồn, hồi hộp, có thể chóng mặt, buồn nôn, khó thở, tức ngực. - Mạch quay khó bắt, tần số 150 – 180 ck/phút hoặc hơn, đều. Cơn có thể kéo dài vài giây, vài phút hay vài giờ, hiếm gặp kéo dài hơn và kết thúc cũng đột ngột. -
Ghi điện tâm đồ trong cơn: nhịp nhanh đều, các phức bộ QRS đều, sóng P
thường không nhìn thấy vì nhịp quá nhanh, đoạn ST hạ thấp. 2.Xử trí: - Làm lần lượt các biện pháp sau để kích thích dây X cho đến khi thấy có hiệu quả: . Nuốt một miếng bánh. . Hít vào, thở ra mạnh. - Ngồi gấp mình ra trước, đầu cúi vào giữa hai gối. . Nghiệm pháp Valsalva: bệnh nhân thở ra hết - hít vào thật sâu - nhịn hơi rồi rặn thở. Làm 3 - 4 lần không kết qủa ngưng. .
Xoa xoang cảnh: làm từng bên 10 - 20 giây, làm lại vài lần nếu không
thấy có tụt huyết áp, doạ ngất (không được xoa cả 2 bên một lần). <
... Read more »
1. Đại cương: 1.1. Định nghĩa và phân loại: 1.1.1. Định nghĩa: Hen
phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, có sự tham gia của
nhiều loại tế bào viêm và các thành phần của tế bào, chủ yếu là tế bào
Mast, bạch cầu ái toan ( E ), lymphoT, đại thực bào, bạch cầu đa nhân
trung tính( N ) và các tế bào biểu mô phế quản. ở
những cơ địa nhạy cảm. Quá trình viêm này gây khó thở rít, ho, tức ngực
từng đợt tái diễn, thường bị về đêm và sáng sớm. Những đợt này thường bị
tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc do điều trị. Quá trình viêm
này hay đi kèm theo tăng tính phản ứng phế quản với nhiều tác nhân kích
thích gây co thắt cơ trơn phế quản. 1.1.2. Phân loại: -
Hen ngoại sinh ( hen dị ứng ) khởi phát từ khi còn trẻ ( hen sớm ),
thường kèm với eczema hoặc viêm mũi dị ứng, có tiền sử gia đình bị hen
hoặc tạng Atopic, test da dương tính với dị nguyên. -
Hen nội sinh ( hen nhiễm trùng ) là những trường hợp hen không do dị
ứng thường hen muộn trên 30 tuổi, không có tiền sử gia đình bị hen,
triệu chứng dai dẳng, test da âm tính, không rõ yếu tố làm bùng nổ cơn
hen ( trừ nhiễm trùng và Aspyrin ), IgE máu bình thường. 1. 2. Cơ chế bệnh sinh: 1. 2.1.Tăng tính phản ứng của phế quản: Ở
các bệnh nhân hen đều có tăng phản ứng phế quản gây co hẹp phế quản khi
đáp ứng với các tác nhân kích thích, mà viêm đường thở là nguyên nhân
chủ yếu của tăng tính phản ứng phế quản. Các tác nhân kích thích phế
quản có thể tác động trực tiếp nên cơ trơn phế quản, hoặc gián tiếp do
giải phóng các trung gian hoá học. Các chất trung gian
hoá học như: Histamin, Bradykin
... Read more »
1. Đại cương: 1.1. Định nghĩa: Ho ra máu là ho khạc, ộc ra máu khi ho,mà máu đó xuất phát từ dưới thanh môn trở xuống. Định nghĩa này loại trừ khạc ra máu từ mũi họng, răng, miệng và nôn ra máu do chảy máu đường tiêu hoá. 1.2. Cơ chế ho ra máu: 1.2.1. Do dập vỡ động mạch hệ thống quá phát triển, đây là nguyên nhân hay gặp nhất của ho ra máu, có thể dẫn đếnho ra máu mức độ nặng nhẹ khác nhau. Cơ chếnày
gặp trong u phế quản, do tuần hoàn tăng tưới máu, tổn thương phá huỷ,
viêm và xơ, trong mưng mủ phổi mạn tính , đặc biệt trong giãn phế quản.
Sự tăng tưới máu này phát triển từ động mạch phế quản. 1.2.2.Dập
vỡ các động mạch phổi lớn ở trong phế quản, dẫn đến chảy máu ồ ạt, kịch
phát ( chẳng hạn một động mạch phổi bị ung thư, hoặc dập vỡ do chấn
thương hay do thương tích phổi, vỡ phình động mạch ). 1.2.3.
Ho ra máu nguồn gốc từ tuần hoàn phổi , do áp lực tăng ở chỗ nối tĩnh
mạch phổi với mạch máu phế quản ở đoạn dừng lại Vonhayeck. Cơ chế này
gặp trong phù phổi huyết động, nhồi huyết phổi. Nguồn gốc từ tuần hoàn
phổi càng nặng khi có cao áp tĩnh mạch phổi. 1.2.4.
Còn do chảy máu trong phế nang do tổn thương màng phế nang, mao mạch.
Trường hợp này gặp trong hội chứng Goodpasture, Lupud ban đỏ rải rác. 1.2.5. Do
rối loạn đông máu do các bệnh nội khoa như bạch cầu, suy tuỷ, thiếu
máu, nhược sản tuỷ, do sử dụng thuốc chống đông kéo dài... 1.3. Nguyên nhân : Ho ra máu là triệu chứng của nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân thường gặp trê
... Read more »
Trong
hoặc sau khi dùng một số thuốc như Penicillin, Streptomycin, hoặc bị
côn trùng đốt …, người bệnh đột nhiên hoa mắt, chóng mặt, vật vã, mặt đỏ
bừng, tím tái, lịm đi hoặc ngất, huyết áp tụt hoặc không đo được, có
thể khó thở do co thắt thanh môn …
2.Xử trí:
-Nếu đang tiêm thuốc thì ngừng ngay, rút kim tiêm ra.
-Thể nhẹ:
.Bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên, 2 chân hơi cao.
.Thở oxy 4lít/phút.
.Tiêm
dưới da sâu 0,3 – 0,5 mg Adrenalin, rồi cứ 15 – 20 phút/lần tiêm lại
cho đến khi bệnh nhân thoát
... Read more »
Bổ sung boceprevir vào phác đồ chuẩn nâng tỷ lệ đáp ứng đối với BN viêm gan C. Một
nghiên cứu mới đây cho thấy bổ sung thuốc kháng virus mới vào phác đồ
điều trị chuẩn làm tăng gần gấp đôi tỷ lệ đáp ứng đối với bệnh nhân viêm
gan C.
Khoảng 170 triệu người trên thế giới bị viêm gan C. Genotype 1 là dạng
hay gặp nhất và phổ biến ở Bắc Mỹ và châu Âu. Đây cũng là týp khó điều
trị nhất.
Phác
đồ chuẩn điều trị viêm gan C genotyp 1 bao gồm peginterferon và
ribavirin, nhưng chưa đến một nửa số bệnh nhân điều trị bằng phác đồ này
đạt được đáp ứng kéo dài. Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu xem liệu bổ
sung chất ức chế NS3 protease (boceprevir) có thể cải thiện kết quả cho
bệnh nhân hay không.
Họ đã tiến hành một thử nghiệm ở 67 vùng tại ... Read more »
1.Mục đích Đặt ống nội khí quản có đèn soi là thủ thuật luồn qua
miệng một ống nội khí quản, vượt qua thanh quản vào khí quản một cách an
toàn 2. Chỉ định
- Hút đờm hoặc dị vật đột nhập vào khí phế quản
- Bóp bóng ambu và thông khí nhân tạo
- Rửa dạ dày ở người bệnh hôn mê
- Sau khi rút nội khí quản vài phút đến vài giờ, người bệnh đột nhiên bị co thắt thanh môn, tím thở rít khó thở vào 3. Chống chỉ định
- Sai khớp hàm
- U vòm họmh
- Vỡ xương hàm
- Phẫu thuật vùng hàm họng 4. Chuẩn bị:
4.1. Bệnh nhân:
- Giải thích cho bệnh nhân và gia đình
- Đánh giá giải phẫu đường hô hấp
- Bệnh nhân nằm ngửa kê gối dưới chẩm (không có chấn thương cột sống cổ)
- Máy theo dõi, hút đờm, dịch dạ dày
- Thở oxy 100% trước 2 – 5 phút, bóng mask khi SpO2 < 90%
- An thần Midazolam 0,1 – 0,4mg/kg
- Gây tê trên và dưới hai dây thanh
4.2. Thầy thuốc :
Rửa tay, mặc áo, đội mũ đeo khẩu trang vô khuẩn.
4.3. Dụng cụ :
- Đèn soi TQ : lưỡi thẳng và cong - Ống NKQ bằng ngón nhẫn của bệnh nhân.
5. Các bước tiến hành
5.1. Bộc lộ thanh môn :
- Tay trái:
+ Cầm đèn soi thanh quản, luồn lưỡi đèn vào miệng
+ Nâng đèn bộc lộ thanh môn và nắp thanh môn
+ Đưa đầu lưỡi đèn sát gốc thanh môn đối với đè lưỡi cong
+ Hoặc đè lên nắp thanh môn đối với đèn lưỡi thẳng
+ Nâng đèn bộc lộ với thanh môn không lấy cung tăng hàm trên để làm điểm tựa