Login form

Search

Calendar

«  September 2010  »
SuMoTuWeThFrSa
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930

Our poll

Rate my site
Total of answers: 6

Tag Board

New Enties 1

[2012-04-25][ĐỘI BÓNG TÔI YÊU]
tôi yêu bóng đá (0)
[2012-04-16][STUDY]
Clinical case report (0)
[2011-10-22][FEELING...]
Đàn ông cần phải có tiền (1)
[2011-07-09][33GIA COMMENTS]
LỄ TỐT NGHIỆP MUỘN, Ừ THÌ CÓ CÒN HƠN KHÔNG! (0)
[2011-05-06][TRUYỆN CỰC NGẮN]
Vì ta là con người…nên cần có nhau! (0)
[2011-04-20][33GIA COMMENTS]
08/03/2011 NGÀY CỦA MỘT NỬA THẾ GIỚI CÒN LẠI. (0)
[2011-04-16][VIỆT NAM 2010]
Biểu diễn âm nhạc cuối tuần tại Nhà Hát Thành Phố HCM (0)
[2011-04-12][FEELING...]
VÌ TA LẠC MẤT NHAU TRONG CÕI ĐỜI NÀY!. (0)
[2011-04-02][33GIA COMMENTS]
VÀ ANH THẤY GIẬN EM.! (0)
[2011-03-29][33GIA COMMENTS]
và ta đã vui trở lại (0)
[2011-03-19][33GIA COMMENTS]
TRỜI! TẠI SAO TIM NGƯỜI ĐẾN BỐN NGĂN??? (0)
[2011-03-19][33GIA COMMENTS]
NGỠ (2)
[2011-03-17][FEELING...]
Tiểu Ngạ quỷ bên cầu Nại Hà (0)
[2011-03-03][FEELING...]
TÔI YÊU TRANH CỔ ĐIỂN (0)
[2011-03-02][33GIA COMMENTS]
Đói và Buồn! (0)
[2011-03-02][STUDY]
ĐIỆN TIM CẦN GIÚP!!!! (0)
[2011-02-18][33GIA COMMENTS]
“Vâng, xin đời cho ta có đôi…” (0)
[2011-02-16][33GIA COMMENTS]
GỬI NGƯỜI TÔI YÊU "NGÀY MAI CHÚNG TA LÀ VỢ CHỒNG" (0)
[2011-01-28][FEELING...]
DUYÊN, NỢ VÀ PHẬN (0)
[2011-01-15][DREAM HOUSE]
Decal dán tường độc đáo (0)
[2011-01-15][DREAM HOUSE]
Đồ nội thất ngụy trang kiểu Úc (1)
[2011-01-11][HI-TECH]
Bộ kit cực độc dành cho Harley Davidson (0)
[2010-12-14][WEDDING PHOTO]
THÊM MỘT THẰNG BẠN CAM TÂM CHỊU TRÓI! (0)
[2010-12-14][TRUYỆN CỰC NGẮN]
CHO EM ĐƯỢC Ở MÃI BÊN ANH, ANH NHÉ! (0)
[2010-11-19][WEDDING PHOTO]
ĐƠN GIẢN LÀ ANH ẤY KHÔNG CÒN TRINH NHƯ NGÀY XƯA NỮA! HAPPY WEDDING BS CƯỜNG. (2)
<>

New Entries 2

[2014-11-03][CẬN LÂM SÀNG]
Right and Left Ventricular Outflow Tract Tachycardias: Evidence for a Common Electrophysiologic Mechanism (1259)
[2014-09-06][CẤP CỨU]
HỘI CHỨNG KOUNIS (0)
[2014-07-03][CẬN LÂM SÀNG]
PHÂN BIỆT NHỊP NHANH THẤT TỪ BUỒNG TỐNG THẤT PHẢI VÀ TRÁI TRÊN ECG (RVOT/LVOT VT) (0)
[2014-03-08][NỘI TIM MẠCH]
Coronary Heart Disease and Pregnancy (bệnh mạch vành ở phụ nữ có thai) (0)
[2013-09-22][CẬN LÂM SÀNG]
Diffuse ST depression with ST elevation in aVR: Is this pattern specific for global ischemia due to left main coronary artery disease? (P3) (0)
[2013-09-22][CẬN LÂM SÀNG]
Diffuse ST depression with ST elevation in aVR: Is this pattern specific for global ischemia due to left main coronary artery disease? (P2) (0)
[2013-09-22][CẬN LÂM SÀNG]
Diffuse ST depression with ST elevation in aVR: Is this pattern specific for global ischemia due to left main coronary artery disease? (P1) (0)
[2013-09-13][CẬN LÂM SÀNG]
NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT (0)
[2013-09-12][NỘI TIM MẠCH]
Dilated cardiomyopathy (bệnh cơ tim giãn) (1)
[2012-08-25][CẬP NHẬT LIÊN TỤC]
AN APPROACH TO RESPIRATORY FALIURE (0)
[2012-08-08][NỘI TIM MẠCH]
how to recognise and manage idiopathic ventricular tachycardia (0)
[2010-08-29][CẬP NHẬT LIÊN TỤC]
Phương pháp hóa trị liệu mới trong điều trị căn bệnh ung thư (0)
[2010-08-23][NỘI NỘI TIẾT]
Bệnh tuyến thượng thận (0)
[2010-08-23][NỘI TIÊU HÓA]
Bệnh tê phù - Beriberi (0)
[2010-08-23][CẤP CỨU]
Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (0)
[2010-08-23][NỘI PHỔI]
Hen phế quản (0)
[2010-08-23][CẤP CỨU]
Cấp cứu ho ra máu (0)
[2010-08-23][CẤP CỨU]
Sốc phản vệ (0)
[2010-08-23][CẬP NHẬT LIÊN TỤC]
Cải tiến phác đồ điều trị viêm gan C (0)
[2010-08-23][THỦ THUẬT CƠ BẢN]
Kỹ thuật đặt nội khí quản (2)
[2010-08-22][CẬN LÂM SÀNG]
Holter ECG là gì? (1)
[2010-08-22]
ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP (1)
[2010-08-22][NỘI TIM MẠCH]
ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP CÁC TINH HUỐNG VÀ CẤP CỨU (0)
[2010-08-22][NỘI TIM MẠCH]
TĂNG HUYẾT ÁP (0)
[2010-08-22][NỘI TIM MẠCH]
NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP TÍNH (0)
<>

Statistics


Total online: 1
Guests: 1
Users: 0
my space tracker
http://www.tinhte.vn/gallery/photos/nguoc-gio-bay-cao.8063/

33gia Counter





Friday, 2024-05-03, 4:26 AM
Welcome Guest | RSS Google+
Main | Registration | Login
Blog


Main » 2010 » September » 16 » CAN THO BRIDGE
9:47 PM
CAN THO BRIDGE

Chủ đầu tư là Bộ Giao thông vận tải (Bộ trưởng đương nhiệm là Hồ Nghĩa Dũng), đại diện chủ đầu tư quản lý dự án là Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Tổng Giám đốc đương nhiệm là Dương Tấn Minh), Tư vấn giám sát quốc tế Liên danh Nippon Koei - ChoDai, Nhà thầu chính Liên danh Taisei - Kajima - Nippon Steel (nhà thầu TKN), Nhà thầu phụVSL (Thụy Sỹ)

Khoảng 7h55 sáng ngày 26 tháng 9, đoạn dầm cầu bị sập nằm ở phía bờ Vĩnh Long bắc qua trụ 13, 14, 15 dài 87 m, rộng 24 m, vừa được đổ bê tông ngày hôm trước. Lúc xảy ra sự cố có khoảng 120 công nhân đang làm việc trên đoạn dầm và khoảng 100 công nhân làm việc ở phía dưới. Khi dàn giáo bị sập tất cả công nhân ở phía trên đã bị kéo tuột xuống.

Theo nhà thầu, có khoảng từ 150 đến 250 công nhân đang làm việc tại khu vực trước khi xảy ra thảm họa. Các báo cáo ban đầu có khoảng 20 thi thể công nhân được tìm thấy. Tuy nhiên số lượng thương vong ngày càng tăng và dao động ở mức từ 37 đến hơn 60 người thiệt mạng, từ 97 đến hơn 200 người bị thương. Hầu hết nạn nhân là công nhân địa phương làm việc tại công trình, các kỹ sư và cả người dân buôn bán quanh công trường. Nhiều công nhân khác bị sốc nặng, boàng hoàng.

Tại thời điểm 24h ngày 26 tháng 9

  • Theo báo Thanh Niên và VnExpress, có 37 người chết và 87 người bị thương, chưa kể số người đang bị chôn vùi[1].
  • Theo BBC, có 36 người chết, tuy nhiên nhà thầu Trung Quốc dẫn tin cho Reuters khẳng định có đến 60 người thiệt mạng[3].
  • Theo Vietnam Net, có 49 thi thể được tìm thấy và hơn 181 người bị thương[4].
  • Theo báo Tuổi Trẻ, có 52 người chết, 97 người bị thương và hiện vẫn còn nạn nhân sống sót bị kẹt trong đống đổ nát. Tuy nhiên đến sáng ngày 27 báo nói chỉ có 37 người thiệt mạng.
  • Theo Thông tấn xã Việt Nam và CNN, có 52 người chết và 149 người bị thương.
  • Theo báo Tiền Phong, có 59 người tử vong, 97 người bị thương và 70 người còn bị kẹt dưới đống đổ nát[5][6].
  • Một ca tử vong do nổ bình gas trong lúc cứu hộ.

Thống kê của các bệnh viện

  • Bệnh viện Quân y 121 xác nhận có 38 ca tử vong[1].
  • Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ thống kê 8 người chết.
  • Bệnh viện 30-4 của TP Cần Thơ thống kê có 2 người thiệt mạng. Chưa có thống kê từ các bệnh viện địa phương.
  • Bệnh viện Vĩnh Long có 3 trường hợp tử vong.

Tại thời điểm 24h ngày 27 tháng 9

  • Theo Đài truyền hình Việt Nam, Vnexpress và Thanh niên, có 45 người thiệt mạng [1].
  • Theo Tuổi trẻ, có 43 người thiệt mạng[2].
  • Theo Lao Động và Tiền Phong, có 48 người thiệt mạng[3].
  • Theo Vietnamnet, có 54 người[4].
  • Theo báo Nhân Dân, có 64 người tử nạn và trên 180 người bị thương[5].

Các báo đều thống nhất còn một số công nhân bị mắc kẹt trong đống đổ nát chưa cứu hộ được.

Vào ngày 28 tháng 9

  • Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời ông Nguyễn Tấn Quyên, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, Trưởng Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả sự cố cầu Cần Thơ công bố: tổng số bị nạn là 128 người, trong đó có 46 người chết, có 7 người quê các tỉnh phía Bắc, còn lại đa số là tỉnh Vĩnh Long, chủ yếu là huyện Bình Minh. Số người bị thương đang điều trị là 82 người, trong đó điều trị tại Bệnh Viện Đa khoa TW 30 người, Bệnh viện Quân y 121 là 26 người, Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ 14 người, Bệnh Viện Tây Đô 6 người, chuyển một bệnh nhân lên tuyến trên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) vì gãy cột sống và 5 người điều trị tại huyện Bình Minh (Vĩnh Long) hiện nay đã ra viện. [6]
  • Theo VnExpress có 47 người chết, 82 người bị thương đang trong bệnh viện và 6 người mất tích tính đến 15 giờ. [7]
  • Theo báo Nhân Dân, 44 người thiệt mạng, 76 người bị thương [8]. Khác biệt với con số 64 người được đăng trước đó.

Vào ngày 30 tháng 9

Các báo đều thông báo danh sách những công nhân tử nạn, gồm 49 người [9] trong đó 37 người tại Vĩnh Long; 2 người tại Cần Thơ; 1 người tại các tỉnh Quảng NamNinh Bình,Quảng NgãiAn GiangNam ĐịnhHà NamHà NộiThanh HóaThái Bình.

Vào ngày 1 tháng 10

Tính đến trưa ngày 1 tháng 10 có thêm một nạn nhân trong vụ sập cầu đã tử vong trong bệnh viện, nâng số người bị thiệt mạng lên 50 người; 81 người bị thương, 3 người mất tích.[10]

Vào ngày 3 tháng 10

Thêm 3 công nhân thiệt mạng tại bệnh viện, nâng tổng số thương vong: 53 người; số người bị thương: 80 người; số người mất tích: 1 người. [11]

Ngày 17 tháng 10

Thi thể nạn nhân cuối cùng đã được tìm thấy, nâng tổng số người thiệt mạng lên 54 người.

Công tác cứu hộ

Ngay sau khi xảy ra sự cố, nhiều công nhân đang thi công ở gần đấy dù bị xây xát và choáng váng tinh thần nhưng cũng xông vào đống đổ nát để dìu những người bị thương ra ngoài[7]. Ngay sau khi nhận được tin báo, nhân dân, sinh viên học sinh, công nhân viên chức trên địa bàn tỉnh và thành phố Cần Thơ tình nguyện xếp hàng tham gia hiến máu nhân đạo; trong khi đó, những người lái đò ngang gần đó lập tức tình nguyện dùng đò của mình để đưa những người bị thương đến bệnh viện. Tại hiện trường, "trong khi công tác cứu hộ lại rất khó khăn, lực lượng cứu hộ còn thiếu chuyên nghiệp" như ông Ngô Thịnh Đức - thứ trưởng Bộ GTVT, cho biết. Tuy nhiên bất chấp khó khăn, công tác cứu hộ các nạn nhân vẫn tiếp tục qua đêm, có nhận được cả sự giúp đỡ từ các nhóm cứu hộ quốc tế chuyên nghiệp gồm 30 người đến từ Nhật Bản và Philippines. Ngoài ra, bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh cũng cử 2 đội cơ động xuống giúp đỡ[8].

Công tác cứu hộ hiện đang được tiếp tục khẩn trương với sự trực tiếp chỉ đạo bởi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, ngoài ra còn có các lực lượng của Bộ Quốc Phòng, Bộ Y Tế, Bộ Công An, lực lượng thanh niên sinh viên tình nguyện, và các lực lượng tại chỗ.

Điều tra nguyên nhân

Hiện trường

Bộ Giao thông Vận tải kết hợp với Bộ Công an đã thành lập một ủy ban điều tra do trung tướng Phạm Nam Tào - phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - làm công tác điều tra sự cố, song song với việc tìm kiếm số người bị nạn[9].

Thời gian điều tra

Chưa thể xác định được thời gian cần thiết để điều tra ra được nguyên nhân sập cầu Cần Thơ. Theo Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân cần phải có thời gian khoảng 2 tháng mới có thể công bố kết luận vụ án được[15]. Còn theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam Chu Ngọc Sủng: "Tất cả những nhận định ban đầu của các nhà khoa học về nguyên nhân sự cố đăng trên báo chí chỉ là giả thiết. Phải khảo sát kỹ lưỡng chừng 3, 4 tháng mới tìm ra được nguyên nhân".[16]. Đến ngày 2 tháng 7 năm 2008, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã báo cáo Chính phủ kết quả điều tra sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ là do lún lệch đài móng trụ tạm.

Trách nhiệm

Như thường lệ, khi có một sự cố lớn xảy ra mà báo chí biết được và loan tin rộng rãi thì vấn đề trách nhiệm lại được đem ra mổ xẻ công khai trước khi cơ quan chức năng có kết luận chính thức về vụ việc.

Mặc dù cần phải tập trung khắc phục hậu quả nhưng cũng đã có ý kiến qua lại giữa các bên cho rằng trách nhiệm thuộc về lý do khách quan như trời mưa làm mềm đất[17] hoặc trách nhiệm thuộc về lý do chủ quan như trách nhiệm của Hội đồng nghiệm thu nhà nước, Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và nhà thầu chính.

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho rằng lúc này bàn về trách nhiệm có hơi sớm nhưng thừa nhận Bộ có trách nhiệm chính về mặt quản lý nhà nước và Bộ trưởng khẳng định trách nhiệm chính thuộc về nhà thầu chính, nhưng Bộ trưởng không nhắc đến trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc chọn lựa Nhà thầu chính xứng đáng có uy tín cũng như trách nhiệm giám sát nhà thầu chính thi công bảo đảm chất lượng, tiến độ và an toàn của Chủ đầu tư theo đúng luật định.

Ngày 4 tháng 10 năm 2007 trong buổi làm việc với lãnh đạo các Bộ Công an, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng và Văn phòng Chính phủ về việc giải quyết sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh[18]: Đây là sự cố tai nạn lớn nhất từ trước đến nay trong xây dựng. Để xảy ra sự cố dù bất cứ nguyên nhân nào thì trách nhiệm yếu kém trong quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản trước hết thuộc về Chính Phủ, trong đó Thủ tướng là người chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Bảo hiểm

Theo quy định công trình phải được mua bảo hiểm kể cả bảo hiểm cho bên thứ ba và các công nhân tham gia công trình đều được mua bảo hiểm. Theo công ty Vĩnh Thịnh một số công nhân mới được nhận vào làm chưa kịp mua bảo hiểm.


Category: TIMEPIECE | Views: 1767 | Added by: babacon | Rating: 0.0/0
Total comments: 2
2 babacon  
0
Khởi tố

Chiều ngày 2 tháng 10 năm 2007 gần 1 tuần sau vụ sập cầu, được sự uỷ quyền của Bộ Công an, Lê Văn Út, Phó Giám đốc kiêm thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Vĩnh Long đã ký quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" theo Điều 229, Bộ luật Hình sự của Việt Nam.
Nhân sự điều tra
Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo điều tra vụ sập cầu thay cho trung tướng Phạm Nam Tào (lý do thay lãnh đạo là Trung tướng Tào bận đi công tác nước ngoài, và do tính chất nghiêm trọng của vụ việc).
Điều 229 luật Hình sự
Điều này quy định tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng với mức phạt tiền từ 10 triệu dến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 8 năm đến 20 năm.
Kết quả
Đến ngày 31 tháng 8 năm 2010, chưa có một cá nhân hoặc tập thể nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong vụ án này.


1 babacon  
0
Cứu trợ

Việc cứu trợ được người dân và công nhân có mặt tại hiện trường ứng cứu ngay trước khi các đội cứu hộ chuyên nghiệp tham gia. Tính đến 17g00 ngày 29 tháng 9, chỉ riêng tòa soạn báo Tuổi Trẻ đã nhận được hơn 2,3 tỷ đồng của gần 1.000 công ty, đơn vị, cá nhân ủng hộ gia đình các nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ [19].
Tính đến 9 giờ sáng 1 tháng 10 năm 2007, các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong cả nước đã gửi tiền mặt, hiện vật đến Cần Thơ thông qua Ủy ban mặt trận tổ quốc địa phương là 7,380 tỉ đồng; phía Ủy ban mặt trận tổ quốc địa phương tỉnh Vĩnh Long cũng đã nhận gần 4,5 tỉ đồng tiền cứu trợ. Các báo Lao Động, Tuổi Trẻ, Sài Gòn Giải Phóng, Người Lao Động... cũng đã nhận tiền cứu trợ từ các nhà hảo tâm trên 4 tỉ đồng. Tổng cộng, cả nước đã giúp những nạn nhân tử nạn và bị thương trong vụ sập cầu Cần Thơ khoảng 12 tỉ đồng (tính đến ngày 1 tháng 10)[20]
Lực lượng cứu hộ nhanh chóng được triển khai từ thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Một số cơ quan đã vận động nhân viên tình nguyện hiến máu nhân đạo.
Đến ngày 23/10/2007 Tỉnh Vĩnh Long đã tiếp nhận[21] gần 29 tỷ đồng, 2.550 USD và 50 đô la Úc từ các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước hỗ trợ các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ. Tỉnh đã thực hiện việc hỗ trợ công bằng theo hướng bền vững, lâu dài, hướng đến việc tạo nguồn thu nhập ổn định hàng tháng cho các hộ gia đình, xây dựng nhà ở và tạo điều kiện cho con các nạn nhân có điều kiện tiếp tục học tập đến tuổi trưởng thành.
Vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ xảy ra ngày 26 tháng 9 đã làm cho 134 người bị nạn, trong đó 54 người chết và 80 người bị thương. Ngoài các đợt cứu trợ của các đoàn, các tổ chức, cá nhân đưa trực tiếp đến gia đình những người bị nạn, tỉnh đã phân phối 2 đợt tiền cứu trợ đến các gia đình nạn nhân.
Trong đợt 1, mỗi gia đình có người tử nạn được hỗ trợ 40 triệu đồng; người bị thương tùy mức độ nặng, nhẹ được hỗ trợ từ 10 đến 30 triệu đồng/người. Trên thực tế, đa số các gia đình đã tiếp nhận sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trên 100 triệu đồng.
Trong đợt 2, tỉnh Vĩnh Long hỗ trợ tất cả các gia đình nạn nhân bằng hình thức sổ tiết kiệm theo đúng Luật thừa kế, sau 2 năm nếu gia đình muốn rút vốn chi dùng vào các việc cần thiết phải có xác nhận của chính quyền địa phương. Đây là một biện pháp để giúp các gia đình nạn nhân bảo toàn nguồn vốn, sử dụng vốn hỗ trợ có hiệu quả, đúng mục đích, duy trì được nguồn thu hàng tháng cho gia đình thông qua lãi suất từ sổ tiết kiệm. Trong đó, 54 gia đình có người tử nạn được hỗ trợ 1 sổ tiết kiệm 100 triệu đồng, riêng Vĩnh Long có 44 trường hợp, 10 trường hợp ở các tỉnh ngoài; Vĩnh Long đã nhờ Mặt trận Tổ quốc các tỉnh đến thăm và chuyển tiền và sổ tiết kiệm tới gia đình người bị nạn.
Đối với 80 người bị thương, tỉnh đã giao cho các ngành Lao động - Thương binh xã hội, Y tế phối hợp cùng các cơ sở y tế đã tiếp nhận, điều trị và khẩn trương phân loại để có mức hỗ trợ thích hợp: người bị thương đặc biệt nặng được hỗ trợ 100 triệu đồng/người, người bị nặng nhận 80 triệu đồng/người, người bị thương từ khá nặng đến trung bình được hỗ trợ 50 triệu đồng/người, bị thương nhẹ từ 5-10 triệu đồng/người. Ngoài ra, nhiều báo, đài cũng đã vận động hỗ trợ học bổng cho con các nạn nhân bị chết hoặc bị thương nặng.
Dự án Mái ấm công đoàn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam phối hợp cùng công đoàn ngành Giao thông vận tải đã khởi công xây dựng, sửa chữa 65 căn nhà tặng các gia đình nạn nhân, trong đó 62 căn xây cho tỉnh Vĩnh Long, mỗi căn xây dựng mới trên 33 triệu đồng và mỗi căn sửa chữa 10 triệu đồng.
Đến ngày 2 tháng 11 năm 2007, tỉnh Vĩnh Long nhận được trên 34 tỷ đồng ủng hộ nạn nhân trong sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ. Mỗi gia đình có người tử nạn đã nhận được 140 triệu đồng, người bị thương được nhận 10-30 triệu đồng/người. Đến nay phía nhà thầu Nhật Bản đã hỗ trợ cho các nạn nhân gần 13 tỷ đồng. Phía công ty VSL cũng đang chuẩn bị hỗ trợ gia đình các nạn nhân 25.000 USD.[22]


Name *:
Email *:
Code *:

Copyright MyCorp © 2024