Điều gì xảy ra khi gió Mặt Trời thổi? Gió Mặt Trời là gì, chúng chứa những gì bên trong và tác động của chúng lên Trái Đất như thế nào? Để có câu trả lời chính xác, chúng ta có thể hy vọng vào sứ mạng củatàu thăm dò Solar Probe Plus mà NASA dự định sẽ phóng vào năm 2018. Còn với những khám phá hiện tại, chúng ta có thể hiểu đôi nét về gió Mặt Trời như sau:
Một ngày nào đó, bên cạnh các chương trình dự báo thời tiết địa phương, dự báo thời tiết toàn cầu thì chúng ta sẽ còn quan tâm đến một loại dự báo khác tạm gọi là thời tiết không gian. Kênh dự báo này sẽ xoay quanh các thông tin về vệt đen Mặt Trời, hiện tượng nhật thực và tác động của tia x lên Trái Đất - cũng chính là tác động của gió Mặt Trời.
Gió Mặt Trời tác động đến chúng ta bởi không giống hầu hết các hành tinh khác, gió chỉ thổi trong nội hành tinh còn Mặt Trời lại "chia sẻ" các cơn gió với những hành tin còn lại trong thái dương hệ.
Thành phần chính của gió Mặt Trời là plasma, các nguyên tử quá nóng khiến chúng mất khả năng giữ electron và bị ion hóa. Các hạt mang điện được bắn ra từ vành nhật hoa (khí quyển plasma) và di chuyển với tốc độ từ 300 đến 700km/s trong không gian. Tương tự gió trên Trái Đất, gió Mặt Trời cũng bao gồm các yếu tốc như tốc độ, nhiệt độ, cường độ và áp suất. Khi gió Mặt Trời thổi, chúng mang theo các đám mây từ tính và với mật độ các hạt mang điện nóng và dày đặc, chúng tác động đến mọi thứ trên đường đi. Điều này lý giải tại sao sao chổi lại có một vệt sáng phía sau khi bay ngang các hành tinh. Ngoài ra, gió Mặt Trời cũng gây nguy hiểm đến con người và các thiết bị trong không gian. Vì vậy, việc dự đoán gió Mặt Trời là rất cần thiết.
Bên cạnh các nguy cơ trên, gió Mặt Trời cũng tạo ra một lớp bảo vệ. Gió Mặt Trời thổi phồng vùng không gian khối cầu bao quanh Mặt Trời (heliosphere) đóng vai trò là tấm đệm cho hệ Mặt Trời. Heliosphere làm lệch hướng các chùm tia nguy hiểm. Các tia này không gây nguy hiểm đến con người trên Trái Đất nhưng nó tác động trực tiếp đến con người ngoài vũ trụ cụ thể là các phi hành gia. Tuy nhiên, lớp bảo vệ này đang mất dần, do đó, các phi hành gia có thể đối mặt với một lượng lớn bức xạ không gian khi họ làm việc ngoài khí quyển Trái Đất. Vậy tạo sao gió Mặt Trời lại giảm cường độ kéo theo sự suy sụp của heliosphere? Câu hỏi này vẫn đang chờ các nhà khoa học giải đáp.
|